Trang chủ » Tin tức » Công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi làm CCCD gắn chip?

Công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi làm CCCD gắn chip?

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân là loại giấy tờ quan trọng nhằm xác thực danh tính, làm các thủ tục hành chính. Chính vì thế, khi đủ tuổi bạn nên đi làm thẻ căn cước công dân để thực hiện các giao dịch cần thiết. Vậy bao nhiêu tuổi làm CCCD, cùng chesser21.com chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

I. Thẻ căn cước công dân là gì?

bao nhiêu tuổi làm CCCD
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam
Trước khi biết được bao nhiêu tuổi làm CCCD, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về khái niệm căn cước công dân, chứng minh thư. Thẻ CCCD là loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam được cấp để thực hiện những giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, thẻ CCCD còn được sử dụng thay thế cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký thỏa thuận cho phép công cân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Nưu vậy, hiểu đơn giản thì CCCD chính là giấy tờ tùy thân của mỗi người, được sử dụng để thay thế những giấy tờ truyền thống như sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm xã hội…. để thực hiện những giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Khi ra nước ngoài, thẻ CCCD sẽ thay thế hộ chiếu đối với những quốc gia đã ký kết hiệp ước quốc tế về sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

II. Độ tuổi nào được cấp thẻ căn cước công dân?

CCCD
Công dân đủ từ 14 tuổi trở lên sẽ được làm thẻ CCCD
Căn cứ theo quy định, công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi làm CCD? Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD. Số thẻ CCCD chính là số định danh cá nhân của mỗi công dân.
Cụ thể, theo Luật CCCD quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân (nay là CCCD) theo quy định. Thẻ CCCD của công dân bao gồm những thông tin sau:
  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; tiếp đến là dòng chữ Căn cước công dân; ảnh; số thẻ CCCD; họ tên khai sinh; ngày tháng năm sinh; giới tính; quê quán; nơi thường trú và ngày tháng hết hạn thẻ CCCD.
  • Mặt sau thẻ CCCD sẽ lưu trữ các thông tin đã được mã hóa gồm vân tay; đặc điểm nhận dạng; ngày tháng năm cấp thẻ; tên, chức danh và chữ ký người cấp thẻ; Quốc huy cơ quan cấp thẻ.
Ngoài ra, với những công dân đã được cấp Chứng minh thư, khi đổi sang thẻ CCCD gắn chíp sẽ làm theo quy định của pháp luật.

III. Thủ tục làm thẻ CCCD thế nào?

CCCD
Bạn cần đến cơ quan công an để được hướng dẫn làm thẻ CCCD
Bên cạnh việc biết được bao nhiêu tuổi làm CCCD, bạn cần hiểu rõ quy trình làm thẻ dưới đây nhé. Theo như quy định, CCCD chính là giấy tờ tùy thân giúp chứng minh lai lịch, nhận dạng và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay, trên cả nước đang triển khai làm thẻ CCCD gắn chip thay thế cho CMND cũ. Do đó, bạn có thể đến công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp. Khi đến nơi, bạn sẽ được cấp tờ khai căn cước và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.
  • Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai CCCD, nộp sổ hộ khẩu để cơ quan chức năng đối chiếu thông tin.
  • Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các cán bộ sẽ đối chiếu, kiểm tra xem các thông tin trên hồ sơ đã được bạn ghi đầy đủ, chính xác hay chưa. Sau khi kiểm tra xong, nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ tiến hành đến bước tiếp theo. Trong trường hợp, hồ sơ chưa đạt yêu cầu hay chưa hợp lệ thì bạn sẽ được hướng dẫn để bổ sung kịp thời.
  • Bước 3: Tiếp đến, bạn sẽ được chụp ảnh thẻ, lấy vân tay và in phiếu thu nhận thông tin.
  • Bước 4: Được cấp giấy hẹn và nộp lệ phí làm CCCD.

IV. Giải đáp một số thắc mắc khi làm thẻ căn cước công dân

Thực tế, rất nhiều người gặp khó khăn cũng như có các thắc mắc liên quan đến thông tin bao nhiêu tuổi làm CCD. Vậy nên, chúng tôi đã tổng hợp lại và giải đáp chi tiết dưới đây.

1. Đủ 14 tuổi không làm CCCD có bị phạt không?

thẻ CCCD
Nếu không làm thẻ CCCD bạn sẽ gặp phải khó khăn khi làm các thủ tục hành chính
Pháp luật Việt Nam không quy định việc đi làm thẻ CCCD là nghĩa vị của công dân. Vì thế, bạn có thể làm thẻ CCCD khi có nhu cầu, nếu không cũng không bị xử phạt. Người dân chỉ bị phạt với những trường hợp sau.
  • Không xuất trình được thẻ CCCD khi có yêu cầu kiểm tra giấy tờ, chứng minh nhân thân của người thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh thư sang thẻ CCCD gắn chip sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ CCCD thì sẽ gặp khó khăn khi thực hiện những giao dịch như vay vốn ngân hàng, mở thẻ tín dụng… Đặc biệt, nếu học sinh chưa làm thẻ CCCD sẽ gặp bất tiện, khó khăn khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia.

2. Thời hạn sử dụng thẻ CCCD bao lâu?

Về thời hạn sử dụng CMND, thẻ CCCD được quy định như sau:
  • Đối với CMND 9 số cũ, thời gian sử dụng là 15 năm, kể từ ngày cấp mới, cấp lại, cấp đổi.
  • Đối với thẻ CCCD, thời hạn sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc: Thẻ CCCD cần được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi/
  • Đối với trường trường thẻ CCCD được cấp lại, cấp đổi thì trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nếu trên đây thì vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.
bao nhiêu tuổi làm CCCD
Thẻ CCCD có thời hạn sử dụng theo độ tuổi

3. Phí làm thẻ CCCD bao nhiêu?

Theo quy định từ Bộ Tài chính về mức thu, nộp lệ phí CCCD như sau: Nếu công dân chuyển từ CMND 9 số sang thẻ CCCD thì lệ phí sẽ là 30.000 đồng/thẻ.
Như vậy, với thắc mắc bao nhiêu tuổi làm CCCD thì chúng ta đã có được câu trả lời chi tiết là từ đủ 14 tuổi trở lên. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về giá trị của thẻ CCCD trong cuộc sống cũng như cách làm thủ tục cấp mới, đổi thẻ nhanh nhất.

Nguyễn Nhạn

Back to top